Thoạt nhìn qua thì chắc hẳn các bạn cũng nắm được cấu tạo chính của khớp nối mềm cao su bao gồm 2 phần chính. Đó là phần thân cao su và mặt bích kết nối.
Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết từng phần:
– Thân cao su: Được chế tạo từ cao su tổng hợp, cao su EPDM được đúc với độ dày phù hợp. Đặc biệt bên trong còn có các tấm lưới thép đan mục đích là để hỗ trợ và tăng độ bền, cho thân cao su. Giúp khớp nối chịu được áp lực cao. 2 đầu kết nối với 2 mặt bích có lõi thép Giúp tăng độ chắc chắn liên kết với mặt bích.
– Bộ phận kết nối: Thông thường với những kích thước từ DN50 trở lên sẽ có kiểu kết nối là mặt bích. Tiêu chuẩn gia công mặt bích đạt JIS, BS, ANSI, DIN. Dễ dàng lắp đặt với nhiều hệ thống.
Ngoài ra cũng có các kiểu kết nối theo dạng ren tiêu chuẩn. Tuy nhiên kiểu này khá ít.
Vật liệu chế tạo mặt bích và kết nối ren này thường là thép mạ kẽm hoặc inox.
Công dụng của khớp nối mềm cao su
– Khớp nối mềm cao su được lắp đặt trên các đường ống, hệ thống nhằm mục đích chống rung đường ống, giúp bảo vệ đường ống và các thiết bị lắp đặt trên đuồng ống. Giúp bảo vệ đường ống và các thiết bị một cách an toàn, tránh xung động ảnh hưởng đến hình dạng và độ bền của các thiết bị.
– Giúp bảo vệ máy bơm nước khỏi sự biến đổi áp suất và nhiệt độ.
– Ngoài ra còn giúp giảm tiếng ồn và độ rung lắc.
– Giúp giảm xóc máy bơm, giảm xóc đường ống, giảm tiếng ồn.
Đặc điểm của khớp nối
Thực tế trên thiết bị khớp nối mềm có những đặc điểm đặc trưng như sau:
– Các thông số áp lực làm việc và vật liệu được đúc nổi trên thân cao su.
– Ngoài ra các thông số chi tiết khác như kích thước cũng được hiển thị trên thân.
– Hãng sản xuất cũng có thể được đúc nổi hoặc được dán tem chính hãng.
– Kiểu dáng kết nối là mặt bích là chủ yếu. Trên thân mặt bích có hiển thị thông số kỹ thuật của mặt bích.